Cửa đi là phương tiện giúp các thành viên trong gia đình có thể đi lại từ bên ngoài vào bên trong các phòng và ngược lại. Không chỉ vậy, cửa đi cũng có tác dụng đón gió, đón ánh sáng, giúp không khí được lưu thông tối đa. Nếu bạn vẫn chưa biết rõ về cửa đi, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn kỹ hơn về cấu tạo cửa đi cũng như các loại cửa đi thông dụng trên thị trường hiện nay.
Table of Contents
Cửa đi là gì?
Cửa đi là ranh giới giữa khu vực trong nhà và ngoài nhà, giữa hành lang bên ngoài với các phòng nhỏ hơn. Cửa đi có “trách nhiệm” đón ánh sáng và luồng không khí từ bên ngoài, giúp căn phòng ấm áp và thoáng mát hơn. Không chỉ vậy, cửa đi còn ảnh hưởng lớn đến kiến trúc và thiết kế của toàn bộ căn nhà, đảm bảo tính mỹ thuật và tinh tế của gia chủ.
Cửa đi còn được gọi là bộ phận bao che cố định hoặc di động, nằm giữa các bức tường và có thể mở ra, đóng vào tùy theo hành động của con người. Có rất nhiều loại cửa đi làm từ các chất liệu khác nhau và công dụng khác nhau. Đồng thời khi thiết kế cửa đi, gia chủ cần lưu ý đến số lượng cửa và bề rộng của cửa nhằm đảm bảo sự thuận tiện đi lại hoặc vận chuyển đồ đạc.
Cấu tạo cửa đi
Kích thước
Chiều cao tối thiểu của cửa đi nên đảm bảo một người trưởng thành đội mũ có thể đi lại dễ dàng và lọt qua, thường trong khoảng từ 1,8 mét – 2 mét. Còn đối với chiều rộng nên dao động trong khoảng từ 0,6 mét – 0,9 mét đối với cửa 1 cánh; 1,2 mét – 1,8 mét đối với loại cửa 2 cánh và 2,1 mét đối với cửa đi bốn cánh. Đồng thời, chiều rộng của cửa đi còn phụ thuộc vào công dụng của nó, đảm bảo yêu cầu phòng cháy chữa cháy và mỹ quan của ngôi nhà.
Gia chủ cũng có thể làm cửa lật hoặc ô thoáng phía trên cùng của cửa đi, cao khoảng 0,5 mét đến 0,6 mét. Lưu ý rằng chiều rộng của cửa đúng bằng chiều rộng của cánh cửa; chiều cao của các cửa trong một tầng nhà thì mặt trên nên lấy bằng nhau.
Vật liệu
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cửa đi với mẫu mã đa dạng, nhiều màu sắc và hoa văn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thông thường, phần khuôn cửa và khung cánh sử dụng thanh uPVC, nếu sử dụng kính cần lựa chọn loại kính cường lực có khả năng chịu lực ép hoặc các tác động từ bên ngoài, đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình. Các loại phụ kiện như bản lề, tay nắm, khóa, chốt đa điểm… được làm từ kim khí.
Cấu tạo
Khuôn cửa – bộ phận cố định
Khuôn cửa là bộ phận cố định vào giữa các mảng tường, không dễ dàng tháo lắp. Chúng thường được làm từ gỗ, thép, bê tông cốt thép, nhôm hoặc các chất dẻo, gồm thanh ngang phía trên, thanh ngang phía dưới cùng với hai thanh đứng ở hai bên. Đặc biệt với những cấu tạo cửa đi có chiều cao lớn sẽ cần bố trí thông hơi hoặc sử dụng thêm thanh ngang nữa để lấy tối đa ánh sáng.
Có hai phương pháp liên kết khuôn cửa vào tường tùy theo trình tự thi công, cụ thể như sau:
- Phương pháp dựng khuôn cửa trước khi xây cửa: Khi xây đến bệ cửa hoặc chuẩn bị xây, chúng ta tiến hành dựng khuôn vào vị trí đã tính toán trước đó, sau đó tiếp tục xây hoàn thiện. Phương pháp này có ưu điểm là liên kết giữa khuôn cửa và tường được chặt chẽ và bền vững hơn. Tuy nhiên điều này cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ thi công và khuôn cửa có khả năng bị xê dịch vị trí do tác động từ bên ngoài.
- Phương pháp xây lỗ cửa trước và lắp khuôn sau: Trước khi xây tường, tiến hành đo đạc chính xác bề rộng và chiều cao của khuôn cửa, sau đó chừa lại phần lỗ cửa. Đồng thời, ở mép tường hai bên lỗ cửa, chôn 1 viên gạch gỗ nhỏ sau 10 lớp gạch xây để dễ dàng lắp khuôn cửa vào tường. Ưu điểm của phương pháp này là dễ dàng thi công, xây tường và lắp khuôn cửa không bị phụ thuộc vào nhau và không ảnh hưởng đến tốc độ thi công. Tuy nhiên phương pháp này đi kèm với nhược điểm là cần có biện pháp chèn kín khe hở giữa tường và khuôn cửa để đảm bảo chống thấm.
Lưu ý đối với loại cửa không khuôn, chỉ có cánh cửa thì người xây dựng phải làm hèm cửa bằng vữa (xi măng trộn cát và nước), má cửa và hèm cửa được trát bằng vữa xi măng mác cao (xi măng trộn với nước). Khi đó, bản lề có thể liên kết trực tiếp vào tường hoặc chôn vào tường để cánh cửa có thể dễ dàng mở ra, đóng vào như bình thường.
Cánh cửa – bộ phận di động
Khung cánh cửa
Cấu tạo cửa đi không thể thiếu khung cánh cửa, thường được làm từ thép, gỗ, chất dẻo hoặc nhôm. Bản rộng của khung cửa tùy thuộc vào hình thức của cánh cửa và chiều dày của thanh gỗ làm khung cửa khoảng 40cm, bản rộng thanh ngang phía trên và hai thanh đứng hai bên khoảng 80cm đến 100cm. Đặc biệt, thanh dưới và thanh ngang thường bị va đập nên có độ dày khoảng 120cm đến 200cm.
Phần che bịt
Phần che bịt được làm từ nhiều chất liệu như kính, ván gỗ ghép thanh, lưới thép mắt cáo, lưới ngăn côn trùng… tùy theo từng loại cửa. Phần này thường được lồng vào khung cửa và chừa lại một khe nhỏ để phòng trừ trường hợp nhiệt độ thay đổi gây ra tình trạng gỗ giãn nở.
Phân loại cửa đi
- Phân loại theo chất liệu: cửa kính, cửa kim loại (cửa nhôm), cửa gỗ…
- Phân loại theo phương thức đóng mở: cửa trượt, cửa mở một chiều, cửa mở hai chiều, cửa xếp, cửa quay…
Trên đây là những thông tin về phân loại và cấu tạo cửa đi mà nhiều người vẫn còn chưa biết. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã thu lượm được cho mình những kiến thức cần thiết giúp căn nhà của bạn hoàn hảo hơn.