Kích thước gạch ống và các thông tin liên quan

Có thể nói gạch ống được xem như một loại vật liệu quan trọng nhất hiện nay để tạo nên một công trình xây dựng. Tuy gạch ống không còn quá xa lạ nữa những các thông tin và kích thước gạch ống lại không có nhiều người biết chính xác.

Kích thước gạch ống và các thông tin liên quan

Gạch ống và kích thước gạch ống là gì?

Gạch ống thực chất được tạo nên từ đất sét và nước. Nó được trộn lại với nhau theo một tỉ lệ nhất định nào đó thật hợp lý để tạo thành hỗn hợp dẻo quánh. Sau đó sẽ được cho vào khuôn , phơi hoặc đem sấy khô rồi cuối cùng đưa vào lò nung.

Hiện nay trên thị trường có các loại gạch phổ biến sau:

Gạch đất nung: sử dụng phổ biến nhất được làm từ đất sét qua quá trình nung  ở nhiệt độ cao, có màu đỏ hoặc đỏ sẫm

  • Gạch đặc
  • Gạch thông tâm
  • Gạch 6 lỗ

Gạch không nung: được làm từ xi măng, đóng theo viên và không qua lò nung nhiệt độ cao.

  • Gạch xỉ
  • Gạch nhẹ chưng áp
  • Gạch bê tông

Kích thước gạch ống theo tiêu chuẩn

Kích thước gạch ống và các thông tin liên quan

Theo tiêu chuẩn thì kích thước các loại gạch ống, gạch xây sẽ có những quy định cụ thể về kích thước như sau:

Kích thước của gạch đặc: Gạch đặc sẽ được nung nguyên khối, không có lỗ rỗng và thường được dùng để xây tường. Vì kết cấu khối đặc nên khối gạch đặc thường khá cứng chắc, ít thấm nước và có thể đảm bảo được kết cấu của công trình.

Có 3 loại gạch đặc với kích thước gạch đặc thông dụng hiện nay là:

  • Gạch Tuynel đặc 105 có thể tích = 1.2 viên QTC với kích thước tiêu chuẩn 220 x 105 x 65mm
  • Gạch Tuynel đặc 150, thể tích = 1.5 viên QTC, kích thước tiêu chuẩn 210 x 150 x 55mm
  • Gạch Tuynel đặc A1 thể tích = 1.0 viên QTC kích thước tiêu chuẩn 205 x 95 x 55mm

Kích thước của gạch 2 lỗ: Gạch 2 lỗ thường được dùng để xây tường, xây tại các vị trí không chịu lực như tường rào hoặc nhà vệ sinh. Gạch 2 lỗ thường được sản xuất không theo khối đặc nên trọng lượng của nó sẽ nhẹ hơn gạch đặc. Thể tích gạch 2 lỗ là 2.5 viên QTC. Kích thước chuẩn của gạch 2 lỗ: 205 x 95 x 55mm.

Kích thước của gạch 4 lỗ: được sử dùng để xây tường, xây những mảng tường không cần chịu lực quá nhiều và không thấm nước. Thể tích của gạch 4 lỗ bằng 1.6 viên QTC với kích thước chuẩn của gạch là 205 x 95 x 95mm.

Kích thước của gạch 6 lỗ: nó dùng để xây tường, và xây các vị trí không chịu lực hoặc không có yêu cầu về chống thấm, dùng làm lớp chống nóng cho mái.

Thể tích của gạch 6 lỗ là 2.5 viên QTC, dùng để xây tường và có kích thước tiêu chuẩn là: 205 x 150 x 95mm

Gạch block xây tường thường có 3 loại phổ biến nhất:

  • Xây tường 10 kích thước: 390 x 100 x 130, hoặc 390 x 80 x 130
  • Xây tường 15 kích thước: 390 x 140 x 130 hoặc 390 x 150 x 130
  • Xây tường 20 kích thước: 390 x 170 x 130 hoặc 390 x 200 x 130 hoặc 390 x 190 x 130

Kích thước của gạch bê tông nhẹ: có hai loại là bê tông nhẹ bọt và bê tông nhẹ khí chưng áp. Thành phần chính của gạch bê tông nhẹ là xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, với các phụ gia tạo bọt hoặc khí cùng với vôi. Gạch bê tông nhẹ có ưu điểm là nhẹ nhưng nhược điểm là cường độ chịu lực kém, chỉ khoảng 45kg/cm2.

Kích thước cụ thể của gạch bê tông nhẹ là 600 x 200 x 200; 600 x 200 x 100; 600 x 300 x 200

Những tiêu chuẩn khi lựa chọn gạch để thực hiện việc thi công và xây dựng

Kích thước gạch ống và các thông tin liên quan

Gạch ống được sử dụng chủ yếu ở trong các công trình xây dựng như tường, vách ngăn, lót sàn, … nó tạo nên nét đẹp hoàn mỹ cho các kiến trúc công trình. Một viên gạch sẽ được gọi là đủ tiêu chuẩn phải đáp ứng được các tiêu chí trong quá trình xây dựng thi công như sau:

  • Góc cạnh của gạch phải đều nhau và sắc nét cạnh
  • Bề mặt gạch không bị nứt và khi gõ sẽ phát ra âm thanh
  • Gạch sẽ không bị với trên mặt phẳng từ độ cao 600mm
  • Bề mặt của gạch phải mịn, không có tạp chất, và không có lỗ khí
  • Gạch có sức bền không được thấp hơn 75kg/sq.cm
  • Khi ngâm gạch trong nước lạnh 24 giờ thì lượng hấp thụ sẽ không được vượt quá 15% trọng lượng khô của gạch.

Những nguyên tắc cần lưu ý khi xây tường gạch

Kích thước gạch ống và các thông tin liên quan

Gạch xây theo từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc  độ nghiêng của lực tác dụng vào khối xây.  Phương vuông góc với khối xây sẽ phải nhỏ hơn hoặc bằng 170 độ vì khối xây phải chịu nén là chính.

Xây gạch không được trùng mạch vì vậy các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp với nhau sẽ không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất  là ¼ chiều dài  của viên gạch cả về phương ngang lẫn phương dọc của bức tường.

Xây tường từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ sau.

Nếu gạch khô thì cần tưới nước để đảm bảo cho gạch không hút nước của vữa và tạo liên kết tốt khi xây.

Bề mặt tiếp giáp của khối xây sẽ phải được trát một lớp hồ dầu nhằm tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp với nó như dầm, cột.

Hãy giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi để đảm bảo cho tường luôn được thẳng và phẳng trong khi xây dựng. Nguyên tắc khi xây tường gạch là trên ăn dây, dưới ăn mí. Có nghĩa là trên ăn dây thì cạnh trên của viên gạch phải theo sát dây căng, vị trí của dây căng cũng thường là cao hơn viên gạch nửa lằng một ít để cho dây dễ dàng hơn trong việc rúng động theo mặt ngang, khi bị võng cũng dễ phát hiện hơn.

Kích thước của viên gạch, màu sắc và chất lượng của viên gạch chính là một trong các yếu tố quan trọng không thể không quan tâm khi xây tường.

Hy vọng rằng bài viết trên với những thông tin được chúng tôi vừa chia sẻ và đề cập về Kích thước gạch ống và các thông tin liên quan trên đây thì sẽ giúp các bạn có thêm được một vài kiến thức và phương án lựa chọn tốt nhất cho không gian gia đình.

Viết một bình luận